Trị cảm cúm tại nhà với những gia vị có sẵn trong bếp như: Chanh, gừng, mật ong, muối …….vừa đơn giản, hiệu quả và không đem lại tác dụng phụ.
Thuốc trị cảm cúm có những lợi ích nhất định nhưng cũng thường đem lại những tác dụng phụ như buồn ngủ, thiếu tỉnh táo… Nếu bạn không muốn sử dụng thuốc, có thể trị cảm cúm tại nhà nhé!
» Xem thêm: Món ăn giúp xóa tan bệnh cảm cúm cực hiệu quả
Nội dung chính
Tỏi
Tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, trong đó có Allicin, được xem là chất kháng sinh mạnh nhất, hơn hẳn Penicillin, có khả năng giảm ho, long đờm, thông mũi.
Ngoài ra, tỏi cũng có chứa các hoạt chất và các nguyên tố vi lượng giúp kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư, cảm cúm…
Bạn có thể giã nát 3 – 5 tép tỏi, đun sôi cùng nước lọc, để nguội rồi nhỏ vài giọt vào lỗ mũi, rất công hiệu trong việc chữa chứng nghẹt mũi.
Để tỏi phát huy công dụng, bạn nên ưu tiên ăn tỏi sống, mỗi bữa tầm 1 – 2 tép.
Gừng:
Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng giải tán phong hàn, làm ấm tỳ vị, tiêu đàm, giải độc. Do đó, gừng thường được dùng để giải trừ chứng cảm cúm nói chung, và viêm họng, ho khan nói riêng. Trong gừng tươi còn chứa chất Gingerol giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Vào mùa lạnh, bạn có thể uống một tách trà gừng trước khi đi ngủ, hoặc uống nước chanh mật ong pha với gừng để làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm cúm.
Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn gừng tươi ngâm với rượu trắng để uống dần, giải cảm rất hiệu quả.
Nghệ:
Nghệ là một loại gia vị có đặc tính kháng viêm cao, thường được dùng để trị các loại mụn, viêm loét dạ dày, hệ tiêu hóa kém và cảm cúm.
Nghệ ngâm mật ong hoặc pha với nước muối loãng là những cách đơn giản để bạn trị cảm cúm một cách nhanh chóng.
Hành:
Tương tự như các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ, hành cũng có tính kháng khuẩn cao và thường được dùng để giải cảm.
Hành cũng có công dụng giữ ấm cho cơ thể, giúp thoát mồ hôi. Ăn cháo hành khi còn nóng để giúp cơ thể thoát mồ hôi là một cách giải cảm đơn giản và hiệu quả mà từ xưa đã được áp dụng.
Sả:
Sả có công dụng giữ ấm cơ thể hiệu quả nhờ đặc tính là có vị cay, tính ấm, bổ tỳ vị. Sả còn chứa các chất Citral và Geraniol giúp giảm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Bạn có thể nấu nước sả với các loại rau như tía tô, kinh giới, lá bưởi… để xông hơi, giúp điều hòa thân nhiệt, thoát mồ hôi, giải cảm.
Mật ong:
Mật ong giàu Vitamin, khoáng chất, các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm và chữa lành vết thương hiệu quả. Một ly nước ấm pha mật ong mỗi sáng sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngậm một thìa mật ong hoặc mật ong với gừng có thể chữa được chứng viêm họng do thời tiết lạnh.
Uống chanh mật ong hằng ngày đều đặn không những có tác dụng giảm cân mà còn tăng khả năng chống các bệnh ung thư, tim mạch, cảm cúm.
Chanh và các loại trái cây giàu Vitamin C:
Vitamin C là một loại sinh tố cần thiết cho cơ thể và có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường thể lực, hình thành kháng thể, do đó, Vitamin C có khả năng tăng sức đề kháng hiệu quả.
Vitamin C có nhiều trong chanh và các loại trái cây họ cam chanh, kiwi, ổi, xoài,… Thường xuyên bổ sung những loại trái cây có chứa Vitamin C sẽ giúp cơ thể chống chọi với vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, tăng khả năng hồi phục của cơ thể.