Rượu San Lùng món đặc sản Lào Cai

Rượu San Lùng là món đặc sản của người Dao sống tại núi Pò Sèn ( Tên một ngọn núi – Huyện bát Xát) Lào Cai truyền tụng rằng rượu San Lùng là rượu của trời.

Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món rượu San Lùng – đặc sản Lào Cai.

»  Xem thêm: Rượu cần Nho Quan ngon tứ tuyệt của Ninh Bình

Rượu San Lùng món đặc sản Lào Cai
Rượu San Lùng món đặc sản Lào Cai

Rượu San Lùng món đặc sản Lào Cai:

Ngày lành tháng tốt hiện lên Ba rồng xuống hút rượu tiên về trời. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò Sèn ngược lên trời.
Người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là ‘tam long’ và địa danh ấy là San Lùng. Là vùng đất có rồng thiêng, nên đồng bào đến ở lập thành làng bản và sinh sống bằng nghề làm nương nấu rượu.
Rượu San lùng là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.
Cách nấu rượu Lào Cai
Cách nấu rượu Lào Cai

Thưởng thức rượu San Lùng Lào Cai:

Rượu San Lùng hương thơm, vị đậm đà mau làm lan toả sự đê mê tới lục phủ ngũ tạng, tới chân tơ kẽ tóc. Sau tiệc rượu, ta có cảm giác lâng lâng sảng khoái, không u mê đau đầu. Mới một giọt đã mềm môi, làm ta muốn thêm giọt nữa.
Uống rượu San Lùng buổi sáng, sẽ như có vị thần sức mạnh hỗ trợ ở hai vai, nên làm lụng cả ngày không hề mệt mỏi. Nếu vào buổi tối uống cùng bạn, sẽ như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mỗi người tào dâng lời hay ý đẹp nói lên những gì lúc khác chưa nói được.
Rượu San Lùng
Rượu San Lùng

Cách chế biến rượu San Lùng Lào Cai:

Rượu San Lùng được chế biến rất công phu. Nguyên liệu tuyển chọn kỹ từ thóc nương vào sữa ở độ dẻo. Trước khi nấu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Rượu được chưng cách thuỷ hai lần, Lần thứ nhất là khử tap và lọc cốt. Lần thứ hai làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn, thế mới ra được rượu và chỉ có người San Lùng mới làm ra rượu San Lùng thơm, ngon, êm dịu.

Bài viết liên quan