Món vịt giả cầy có hương vị đậm đà, nóng hổi cùng mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị như gừng, riềng, tỏi tạo ra hương vị khiến cho bất kỳ ai cũng thích mê.
Nếu đã quá quen thuộc với những món ăn hằng ngày từ vịt thì hôm nay các bạn thử học cách làm vịt giả cầy này để đổi vị cho cả nhà xem nhé!
Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm vịt giả cầy này ngay nhé!
» Xem thêm: Món măng tây xào nấm giàu dinh dưỡng
Nội dung chính
Nguyên liệu nấu vịt giả cầy thơm ngon đậm vị:
- ½ con vịt.
- 1 củ riềng.
- 1 củ tỏi.
- 1 ít sả băm.
- 2 trái ớt.
- 4 thìa mẻ.
- 1 muỗng canh mắm tôm.
- Gia vị: bột nghệ, muối, đường, dầu ăn, bột nêm, nước màu.
Cách nấu món vịt giả cầy thơm ngon đậm vị:
Bước 1:
- Làm sạch thịt vịt, rửa sạch với muối, xát chanh khắp bề mặt để loại bỏ mùi hôi. Tiếp đến, bạn có thể rửa tiếp với rượu, gừng và trộn muối rồi xát lên để khử hết mùi hôi của vịt.
- Bạn đem nướng phần da vịt bên ngoài hơi cháy xém đến khi dậy lên mùi thơm rồi chặt thịt vịt thành miếng vuông vừa ăn.
- Củ riềng cạo vỏ, cắt lát rồi giã nhỏ.
- Ớt rửa sạch cắt lát.
- Tỏi băm nhỏ.
Bước 2:
- Ướp thịt vịt với riềng, mắm tôm, mẻ, hạt nêm, nước màu, riềng, sả, ớt, muối, đường trong khoảng 30 – 45 phút cho gia vị thấm vào thịt.
Bước 3:
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào.
- Đợi dầu nóng già rồi cho sả, tỏi băm nhỏ vào phi thơm.
- Tiếp đến, cho vịt đã ướp gia vị vào xào cho thịt săn lại, ngấm đều gia vị.
- Sau đó bạn cho ít nước sôi vào nấu với lửa nhỏ.
- Nấu cho đến khi nước cạn, vịt chín mềm, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp là được.
Món vịt giả cầy đã hoàn thành xong giờ bạn chỉ cần cho thịt ra đĩa và trang trí thêm ít rau cho thêm phần bắt mắt và thưởng thức khi còn nóng cùng cơm trắng thì ngon tuyệt cú mèo.
Lưu ý khi vào bếp làm vịt giả cầy:
- Bạn nên chọn vịt vừa già, béo, da cổ và da bụng dày, lông mọc đủ, và vịt xiêm là loại tốt nhất vì chúng có đặc điểm chắc thịt, dai và béo hơn so với thịt vịt thường.
- Bạn có thể sử dụng nước dừa thay cho nước đun sôi giúp món ăn ngon ngọt hơn nhé.
- Món ăn này có thể dùng chung với cơm hoặc bún. Nếu ăn chung với bún thì bạn nên cho thêm nước và gia giảm gia vị hợp lý.
- Khi cạn nước mà thịt vịt vẫn chưa mềm hẳn thì bạn có thể tiếp tục thêm nước và nấu cho đến khi thịt chín mềm ra như mong muốn.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!