Món canh mát bổ tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh dịch, và đặc biệt dễ chế biến bạn nên biết để bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày cho cả nhà thưởng thức nhé!
Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách nấu những món canh mát bổ này ngay nhé!
» Xem thêm: Món lẩu gà hầm sả dai ngon đậm vị
1. Canh Bí đỏ nấu thịt bằm:
Bí đỏ là một thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể.
Trong bí đỏ có chứa rất nhiều vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ.
Ngoài ra bí đỏ cũng là một thực phẩm có thể dùng để nấu thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bồi bổ tì thận, thích hợp với người suy nhược cơ thể hoặc ăn uống kém. Phòng chống bệnh của tạng tì và tạng thận.
Nội dung chính
2. Canh bầu nấu nghêu:
Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, trẻ em và những người ốm yếu cần bồi bổ.
Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường.
Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
3. Canh sườn non củ cải trắng
Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri…
Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
4. Canh rau cải cúc nấu lá lách
Mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn.
Cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời.
Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì. Nhưng khi kết hợp cải cúc với lá lách có tác dụng chữa ho, bổ phế rất tốt.
5. Canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay:
Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,…
Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan…
Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người.
Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi…
6. Món canh cua, mướp, mồng tơi, rau đay:
Cua đồng rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, chất béo và nhất là canxi, phốt pho; ngoài ra còn có sắt và các vitamin B1, B2, PP…
Cua có tác dụng giảm đau nhức cơ xương khớp. Người ta thường giã cua, lọc nước uống sống trong trường hợp bị ngã, bị đòn, bị đụng dập các bắp cơ, mình mẩy đau nhức, chân tay mệt mỏi, không muốn vận động.
Mướp vị ngọt, tính bình, không độc, vừa là rau ăn lại có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, cầm máu và lợi sữa. Chị em phụ nữ sau sinh nở ăn mướp rất lành.
Mồng tơi vị chua, hàn, không độc, tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, đau đầu do trúng nắng.
Đặc biệt, lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da, làm cho mất nếp nhăn ở mặt, da mịn màng mềm mại, chống thô ráp bằng cách giã nhỏ lá mồng tơi non lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Rau đay vị đắng tính bình, lá rau có chất nhày, nấu ăn nhuận tràng rất tốt, thông tiểu tiện, chữa táo bón, mát gan mát ruột. Rau đay còn chữa được ho khan, lợi sữa. Chị em phụ nữ sau sinh ăn rau đay sẽ có tỷ lệ chất béo trong sữa cao hơn các loại rau khác.
Để phòng tránh bệnh tật, ngoài việc thường xuyên tập thể dục, giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng thì việc bồi bổ cơ thể để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch là điều vô cùng cần thiết.