Món ăn sáng cho người bị tiểu đường

Món ăn sáng cho người bị tiểu đường bạn nên biết để bổ sung vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp ích cho bệnh nhân đái tháo đường.

Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món ăn sáng cho người bị tiểu đường qua bài viết sau nhé!

»  Xem thêm: Chữa tiểu đường từ lá xoài non ít ai ngờ tới

Món ăn sáng cho người bị tiểu đường
Món ăn sáng cho người bị tiểu đường

Nguyên tắc đơn giản cho bữa sáng của người bị tiểu đường:

Một bữa sáng dành cho người bị tiểu đường không nhất thiết phải ăn ít món. Chỉ cần điều chỉnh lượng dinh dưỡng vừa đủ là đảm bảo bữa ăn khoa học.

Nên tối đa hóa lượng chất đạm từ đậu và các sản phẩm từ động vật như sữa, thịt trắng để giúp cơ thể người tiểu đường cảm thấy no.

Bổ sung nhiều chất xơ rất cần thiết đối với người bị tiểu đường. Chất xơ giúp chống lại sự tăng vọt của đường huyết, đẩy mạnh hệ tiêu hóa.

Vì vậy, người tiểu đường cần ăn nhiều rau, trái cây ít ngọt, cám lúa mì, yến mạch.

Cần “cảnh giác” với thức uống có đường, nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất cho người bị tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường nên chia thành 2 bữa ăn sáng nhỏ, cách nhau 2-3 giờ để tránh sự thay đổi đường huyết đột ngột.

Bệnh tiểu đường thường kéo theo các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Do đó, bệnh nhân cần kiểm soát lượng muối trong bữa ăn.

Hãy ăn thực phẩm tươi và nấu tại nhà, không ăn thực phẩm đóng gói sẵn.

Nguyên tắc bữa sáng cho người bị tiểu đường
Nguyên tắc bữa sáng cho người bị tiểu đường

Những món ăn sáng cho người bị tiểu đường:

Ngũ cốc nguyên hạt:

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: gạo lứt, ngô, kê, yến mạch, mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,… và một số loại đậu khác.

Ngũ cốc nguyên hạt chứa đủ 3 thành phần: phôi, nội nhũ và cám; với hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao; nguồn tự nhiên cung cấp protein và carbohydrate.

Theo nghiên cứu, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đến 30%.

Người bị tiểu đường nên ăn nhiều món chứa ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp đủ lượng đạm, chất xơ, vitamin và giảm lượng insulin trong máu.

Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt

Khoai lang nướng:

Khoai lang cung cấp lượng carbohydrate cho cơ thể và có chỉ số đường thấp, tốt cho người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cách chế biến khoai lang có thể làm thay đổi chỉ số đường. Khoai lang luộc hay chiên sẽ làm tăng chỉ số glycaemic, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó, nên chế biến theo cách nướng nguyên vỏ để tốt cho người bệnh.

100 gram khoai lang chỉ chứa 20 gram carbohydrate. Theo nghiên cứu, người tiểu đường chỉ nên tiêu thụ 40 – 50 gram carbohydrate/ngày.

Vì thế, mỗi ngày người bệnh có thể ăn từ 200 – 400 gram khoai lang nướng nguyên vỏ. Đồng thời, hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate.

Khoai lang nướng
Khoai lang nướng

Trứng luộc:

Một quả trứng chứa khoảng 75 calo; 7 gram protein; 0,5 gram carbohydrate. Vì vậy, không làm ảnh hưởng đến đường huyết của người tiểu đường. Không những vậy, trứng giàu omega – 3 tốt cho tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, trứng lại chứa gần 200 mg cholesterol. Hàm lượng cholesterol cao nên sẽ tác động tới tim mạch và máu. Do đó, người bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng cholesterol đưa vào cơ thể.

Khi chế biến, nên hạn chế dầu mỡ khiến tăng lượng cholesterol. Vì vậy, chế biến theo cách luộc là lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường và chỉ nên ăn 2-3 quả trứng /tuần.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh ướt, bún, miến có chỉ số đường thấp, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể làm đa dạng bữa ăn bằng cách bổ sung những món từ miến, bún, bánh ướt để tốt cho sức khỏe.

Trứng luộc
Trứng luộc

Lưu ý:

Tất cả những món ăn dành cho người tiểu đường, nên tự nấu ở nhà để nêm nếm phù hợp với tình trạng bệnh.

Bài viết liên quan