Món ăn cho người bị gout giúp giảm các chứng đau

Món ăn cho người bị gout bạn không nên biết để có chế độ ăn kiêng khem hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh và giảm các chứng đau nhức do gout gây ra.

Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món ăn tốt cho người bị gout qua bài viết sau nhé!

»  Xem thêm: Đau mắt đỏ nên ăn món gì để mau hết bệnh

Đau mắt đỏ nên ăn món gì để mau hết bệnh
Đau mắt đỏ nên ăn món gì để mau hết bệnh

Nguyên nhân gây bệnh gout:

Hiện nay, do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý đã khiến bệnh gout (thống phong) ngày một tăng. Theo thống kê, bệnh thống phong đã tăng gấp 15 – 30 lần so với 15 năm trước đây.

Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên, người béo phì và người có tiền sử gia đình bị bệnh gout. Với nữ giới, bệnh gout thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Bệnh gout gây ra những cơn đau nhức, đặc biệt là về đêm. Căn bệnh này có các triệu chứng như: Viêm khớp và cạnh khớp (cấp hoặc mạn tính); lắng đọng sạn urat ở khớp, mô phần mềm; lắng đọng vi tinh thể ở thận; gây sỏi urat ở thận, đường tiết niệu.

Người bị gout cần có chế độ ăn kiêng khem hợp lý. Theo đó, người bệnh nên ăn những món dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh và giảm các chứng đau nhức do gout gây ra.

Món ăn cho người bị gout giúp giảm các chứng đau:

Cháo đậu đen bo bo:

Món cháo đậu đen bo bo
Món cháo đậu đen bo bo

Nguyên liệu:

  • 150 gram đậu đen.
  • 30 gram bo bo.

Cách thực hiện:

  • Vo sạch nguyên liệu, cho vào xoong, thêm ngập nước rồi bắc lên bếp và vặn lửa lớn.
  • Nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ vừa, tiếp tục nấu thêm khoảng 1h để đậu đen và bo bo nở bung.
  •  Có thể ngâm đậu đen qua đêm để nấu cháo nhanh mềm nhừ.
  • Khi ăn, có thể thêm một ít đường, muối hoặc gia vị tùy thích.

Món ăn có công dụng hoạt huyết giải độc, giảm lượng axit uric trong máu, hạn chế gây ra sự lắng đọng các tinh thể urat ở thận và các khớp.

Canh đậu phụ nấm rơm:

Món canh đậu phụ nấm rơm
Món canh đậu phụ nấm rơm

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 150 gram nấm rơm tươi.
  • 300 gram đậu phụ.
  • Tỏi, hành lá, 1 nhánh gừng, dầu mè và gia vị.

Cách thực hiện:

  • Nấm rơm làm sạch phần gốc, rửa rồi xắt hạt lựu.
  • Đậu phụ trụng qua nước sôi rồi xắt lát mỏng.
  • Phi thơm hành, tỏi rồi trút nấm rơm vào xào nhanh.
  • Thêm nước vừa đủ ăn, nấu đến khi sôi thì cho đậu phụ vào, nêm nếm gia vị vừa miệng.
  • Đợi canh sôi lần nữa thì tắt bếp, thêm hành lá và dầu mè để món ăn dậy hương thơm.

Món canh đậu phụ với nấm rơm có tác dụng thanh nhiệt, bổ thận, dưỡng huyết. Món ăn này thích hợp với người bị chán ăn, ngực bụng đầy tức do bệnh gout gây ra.

Cà tím hấp tỏi:

Món cà tím hấp tỏi
Món cà tím hấp tỏi

Nguyên liệu:

  • 2 quả cà tím.
  • 1 củ tỏi và một vài cọng ngò rí.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cà tím, xắt thành miếng dài rồi mang hấp cách thủy đến khi vừa chín tới thì lấy ra để nguội.
  • Tiếp đến, trộn cà tím với tỏi phi thơm, ngò rí băm nhuyễn, dầu mè, giấm gạo và một ít gia vị là món ăn hoàn thành.

Cà tím hấp tỏi chế biến rất đơn giản, chỉ trong vài phút bạn đã có ngay món ăn thanh nhiệt, hoạt huyết thông kinh lạc.

Thịt heo hầm củ cải:

Món thịt heo hầm củ cải
Món thịt heo hầm củ cải

Nguyên liệu:

  • 500 gram củ cải.
  • 250 gram thịt nạc heo.
  • Hành lá, ngò rí và gia vị.

Cách làm:

  • Thịt heo rửa sạch rồi xắt lát vuông, xào nhanh với lửa lớn rồi thêm nước vừa đủ ăn vào nấu.
  • Khi nước sôi thì thêm củ cải đã xắt lát xéo vào, nấu khoảng 10 phút nữa là món ăn vừa chín tới.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp và rắc hành, ngò cho món ăn dậy hương thơm.

Người bị gout nên ăn món thịt heo hầm củ cải thường xuyên để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về thận do gout gây ra.

Bài viết liên quan