Cháo thái Đình Tổ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) mang những nét đặc trưng riêng không nơi nào có được mặc dù cũng làm từ những hạt gạo được người nông dân chắt chiu sớm hôm và mạch nước giếng khơi trong mát.
Các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu về nét đặc trưng hấp dẫn của món cháo làng quê hương quan họ này nhé!
» Xem thêm: Cháo ấu tẩu độc đáo của vùng cao Hà Giang
Nội dung chính
Đôi nét về cháo thái Đình Tổ Bắc Ninh:
- Có lẽ nhiều du khách cũng không thể ngờ rằng bát cháo thái dân dã và bình dị là thế mà lại chứa đựng trong đó một bề dày văn hóa lịch sử của làng Đình Tổ.
- Truyện xưa kể lại rằng, trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh, trên đường về quê (thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình) ghé chân ở làng Đình Tổ và được một lão nông mời ăn bát cháo thái.
- Sau đó, ông nằm nghỉ và trút hơi thở cuối cùng tại đây. Để bày tỏ lòng biết ơn với vị trạng nguyên tài cao đức trọng, người dân làng Đình Tổ đã chôn cất ông, lập đình thờ và tôn ông làm thành hoàng làng.
- Kể từ đó, cháo thái dần trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Đình Tổ.
- Vào ngày hội làng (12/8 âm lịch) hay những dịp lễ quan trọng khác, dân làng lại nấu cháo thái mang ra đình dâng cúng thành hoàng làng và tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn với tiền nhân.
Cách nấu món cháo thái Đình Tổ:
- Cách nấu cháo thái khá độc đáo và có phần lạ. Gạo được đem ngâm nước trong khoảng nữa ngày, sau đó đem xay nhuyễn rồi để khô.
- Người ta lấy bột gạo đó nhào thật kĩ với nước rồi đem nặn thành phên to.
- Nước dùng được ninh từ xương lợn, ngoài ra có thể cho thêm vào đó thịt lợn băm hoặc thịt gà xé nhỏ.
- Dùng dao thái phên bột thành những lát mỏng, đem thả vào nồi nước dùng đang sôi
Nếu có dịp về thăm quê hương Bắc Ninh bạn đừng quên thưởng thức món cháo thái Đình Tổ này để cảm nhận sự khác biệt của món cháo ở nơi này nhé!