Thực phẩm kỵ nước có ga bạn nên biết để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình nhé!
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những thực phẩm không được dùng với nước có ga qua bài viết sau nhé!
» Xem thêm: Thực phẩm cấm kỵ khi bị huyết áp thấp
Nội dung chính
Thực phẩm kỵ nước có ga:
1. Rượu:
Nhiều người thường mắc sai lầm khi nghĩ rằng pha loãng bia với các loại nước ngọt có ga sẽ làm giảm độ cồn của bia, khi uống vào sẽ lâu say hơn.
Trên thực tế, cách “chống say” này hoàn toàn phản tác dụng.
Khi uống hỗn hợp “bia pha nước ngọt” sẽ khiến bạn chóng say và mệt mỏi hơn, đặc biệt khi đói bụng.
Nước ngọt có ga còn làm tăng nhanh tác dụng hấp thu của cơ thể đối với chất rượu cồn, về lâu dài còn gây tổn hại đến gan.
2. Đồ ăn nóng:
Khi kết hợp đồ ăn nóng với nước ngọt lạnh, sự biến đổi nóng lạnh đột ngột dễ làm cho răng lợi bị kích thích mạnh và sinh bệnh.
Ngoài ra, điều này cũng bất lợi đối với dạ dày và ruột.
3. Ăn mì tôm:
Mới đây, một chàng trai trẻ 25 tuổi người Trung Quốc đã phải nếm sự đau khổ sau khi ăn mỳ tôm, uống nước có ga mỗi đêm trước khi đi ngủ khiến bụng phình to.
Các bác sĩ cho hay, chính sự kết hợp của các loại đồ ăn, và nước có ga này gây ra phản ứng trào ngược khí, khiến bụng phình to khó thở.
4. Uống chung sữa với soda:
Nếu bạn không muốn cơ thể dùng sữa mà lại thiếu hụt canxi, tốt nhất không nên pha chung sữa với sô cô la.
Vì can xi trong sữa gặp phải axit oxalic trong sôcôla sẽ sinh ra canxi olate không tan.
Chất này có thể khiến tóc trở nên khô và dễ gãy, đồng thời làm giảm sự hấp thụ canxi khiến cơ thể khó phát triển.
5. Kẹo the:
Việc uống nước có ga với các loại kẹo the sẽ gây phản ứng hóa học làm “sôi” dạ dày, tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Lưu ý khi dùng nước ngọt có ga:
Dùng nước có ga sau khi uống rượu:
Nước ngọt có ga làm tăng nhanh tác dụng hấp thu của cơ thể đối với chất rượu cồn, gây tổn hại đến gan.
Uống quá nhiều:
Một lượng lớn nước ngọt có ga sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, có thể làm 2 cơ quan này bị tê liệt.
Hậu quả là tiêu hóa không tốt, bị đau bụng tiêu chảy…
Uống quá nhanh và nhiều một lúc:
Điều này sẽ tăng gánh nặng cho tim và ảnh hưởng đến công năng bình thường của dạ dày, thận.
Ngậm lâu trong miệng:
Điều này dễ làm cho cổ họng bị sung huyết.
Nếu tình trạng này kéo dài, huyết quản ở cổ họng sẽ bị co lại, lượng máu chảy ở đó giảm.
Hậu quả là công năng của cổ họng bị rối loạn, sức miễn dịch cục bộ thấp, dễ sinh viêm họng, khản tiếng, đau họng…
Uống khi bị bệnh loét dạ dày và hành tá tràng:
Khí CO2 trong loại nước này nếu tích tụ quá nhiều sẽ làm tăng áp lực của dạ dày và ruột, khiến vết loét trở nên sâu hơn và có thể dẫn đến thủng dạ dày – tá tràng.
Uống khi ăn cơm, ăn tiệc:
Việc có quá nhiều nước trong dạ dày sẽ làm loãng dịch vị, giảm công năng sát khuẩn của dịch vị.
Khí CO2 cũng ảnh hưởng đến sự sản sinh ra chất Pepsinogen, khiến cho công năng tiêu hóa bị suy giảm.
Uống sau khi ăn no:
Điều này sẽ làm cho thành dạ dày giãn nở to ra, có thể gây nứt dạ dày.
Dùng sản phẩm của các cơ sở sản xuất thủ công, hàng nhái:
Các sản phẩm này thường được chế biến từ đường hóa học, các sắc tố độc hại; việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh.