Tác dụng của đậu bắp không chỉ là hàm lượng dinh dưỡng mà nó cung cấp cho cơ thể trong mỗi bữa ăn. Trên thực tế, đậu bắp còn có nhiều công dụng đặc biệt khác mà chúng ta còn chưa biết hết.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu tác dụng của đậu bắp với sức khỏe qua bài viết sau nhé!
» Xem thêm: Đậu bắp – Món ăn điều trị một số bệnh
Nội dung chính
Tác dụng của đậu bắp đối với sự phát triển của cơ thể:
Giữ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh:
Đậu bắp là loại quả chứa rất nhiều chất xơ. Hàm lượng chất xơ lớn được ví như những màng xơ mướp này sẽ giúp quá trình tiêu hoá thức ăn được thuận lợi hơn rất nhiều. Nhờ vậy, các hiện tượng như táo bón, đầy hơi, chướng bụng… sẽ không còn xuất hiện.
Thêm vào đó, với lượng chất xơ dồi dào thì khi ăn đậu bắp, bạn sẽ có được cảm giác no nhanh hơn, no giả. Đây là gợi ý tuyệt vời đối với những người đang muốn giảm cân, thực hiện chế độ ăn kiêng…
Ổn định đường trong máu, tốt cho hệ tim mạch:
Trong đậu bắp rất giàu chất xơ. Những chất xơ này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ cholesterl có lợi.
Ngoài ra, trong đậu bắp còn có các petic làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Từ đó, lượng đường trong máu cũng như hoạt động của hệ tim mạch sẽ diễn ra thuận lợi, trơn tru hơn.
Bảo vệ thận tốt hơn:
Với tác dụng giữ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh nên thận không phải chịu áp lực quá nhiều trong suốt quá trình làm việc để đào thải độc tố.
Do vậy, các chất có hại trong cơ thể sẽ được thường xuyên “đẩy” ra ngoài, thận của bạn cũng sẽ hạn chế bị các hiện tượng không mong muốn như sỏi thận, viêm cầu thận…
Đậu bắp đặc biệt tốt cho bà bầu:
Theo các nghiên cứu được công bố, trong đậu bắp rất giàu vitamin B, vitamin C, A cũng như nhiều loại khoáng thiết yếu khác.
Đặc biệt, hàm lượng lớn folate có ở những quả đậu bắp sẽ giúp làm giảm các khuyết tật ở ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, giúp các em bé phát triển một cách bình thường trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ.
Tác dụng của đậu bắp trong việc hỗ trợ chữa bệnh:
Đậu bắp giúp giảm các triệu chứng hen suyễn:
Là một loại rau xanh song đậu bắp lại rất giàu vitamin C. Với hàm lượng vitamin C tự nhiên này, đậu bắp sẽ giúp làm giảm cũng như ngăn chặn nhiều các vấn đề của đường hô hấp như hen suyễn, xoang…
Khả năng chống ung thư của đậu bắp:
Trong đậu bắp có chứa rất nhiều các hoạt chất có tác dụng chống lại sự oxy hoá của các tế bào. Thông qua các hoạt chất này, các tế bào sẽ trở nên khoẻ mạnh hơn, hoạt động tốt hơn để “chiến đấu” khỏi các gốc tự do – yếu tố chính có thể dẫn tới bệnh ung thư.
Quan niệm về đậu bắp chữa các bệnh về xương khớp:
Hiện nay, nhiều quan niệm cho rằng đậu bắp có tác dụng đáng kể trong điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp. Sở dĩ như vậy là trong đậu bắp chứa rất nhiều chất nhày.
Theo nhiều ý kiến, những chất nhày này tương tự như chất nhày giữa các khớp nối xương, cơ. Vì thế, những người mắc các bệnh liên quan tới khớp, xương có thể sử dụng đậu bắp như một loại rau chữa bệnh.
Tuy nhiên trên thực tế, chưa có bất kỳ một công trình khoa học, nghiên cứu hay chứng minh cụ thể nào về công dụng của đậu bắp, chất nhày có trong đậu bắp đối với xương khớp.
Do đó, người bị bệnh xương khớp chỉ nên hiểu đậu bắp như một loại rau có nhiều vitamin, khoáng chất chứ không nên hiểu nó là thần dược để chữa xương khớp.
Một số cách chế biến đậu bắp:
Đậu bắp luộc lấy nước:
Đậu bắp luộc có ưu điểm là vừa cung cấp cho bạn lượng nước luộc giàu vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể; vừa cung cấp hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho trong thịt quả một cách trọn vẹn nhất.
Bạn có thể chế biến món đậu bắp luộc 1 – 2 lần mỗi tuần.
Đậu bắp làm các món xào, nướng:
Ngoài luộc thì bạn cũng có thể chọn cách xào hoặc nướng đậu bắp. Trong hai cách này, đậu bắp xào là món phổ biến hơn cả.
Bạn có thể xào chay đậu bắp với tỏi hoặc kết hợp cùng các loại nguyên liệu khác như tôm, thịt bò, thịt gà………
Đậu bắp là loại rau lành tính, phù hợp với rất nhiều người cũng như có thể chế biến nhiều món ăn ngon.
Với những tác dụng của đậu bắp đối với cơ thể đã kể trên đây, hy vọng bạn sẽ nhanh chóng bổ sung đậu bắp vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của gia đình mình.