Sai lầm khi nấu cơm đôi khi chỉ là những thói quen thông thường của người nấu cũng có thể khiến cho bữa cơm của bạn mất ngon, thậm chí là gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
» Xem thêm: Biến cơm nguội thành cơm nóng sốt với mẹo đơn giản
Nội dung chính
Sau đây là 4 sai lầm khi nấu cơm mà ai cũng có thể mắc phải:
Mở vung nồi ngay khi nồi cơm mới nhảy nút tự động:
Trong quá trình nấu cơm vung nồi sẽ tự động nhảy từ chế độ nấu sang hâm nóng. Ngay khi đó bạn không nên mở vung ngay mà nên đợi tầm 10 phút sau đó mở vung từ từ trước khi ăn.
Nhiều người chia sẻ, việc mở vung nồi cơm ngay khi cơm vừa chín sẽ khiến cơm nhão, mất đi độ thơm ngon vốn có. Nhiều bà nội trợ còn cẩn thận bằng cách xới và bật lại cơm một lần nữa trước khi ăn.
Vo gạo quá kỹ:
Cẩn thận là một hành động tốt trong cuộc sống. Tuy nhiên cẩn thận quá lại hóa thừa. Cụ thể khi nấu cơm không ít chị em vò đi vò lại quá nhiều lần.
Thậm chí họ vo cho tới khi nhìn thấy nước trong mới chắc chắn rằng gạo đã sạch. Chính việc này lại khiến cho gạo mất đi một số dưỡng chất vốn có.
Thực tế các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bạn chỉ nên vo vạo nhẹ nhàng khuấy đều bụi bẩn, để lấy những cặn bẩn ra khỏi gạo. Tránh việc vò mạnh, vò nhiều dẫn tới việc mất chất dinh dưỡng.
Chọn gạo quá trắng, quá thơm:
Không ít chị em ưa hình thức nên khi mua thường chọn loai gạo to, mẩy có màu trắng tinh. Thậm chí họ chọn loại gạo có mùi thơm đặc trưng với suy nghĩ gạo càng thơm, càng ngon.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng gạo càng thơm, càng trắng thì càng có khả năng sử dụng hương liệu tạo mùi, giữ mùi. Các hóa chất này ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Nấu cơm bằng nước lạnh:
Việc nấu cơm bằng nước lạnh đang là sai lầm phổ biến của không ít bà nội trợ. Ngay cả những người có kinh nghiệm nhất cũng có thể phạm sai lầm cơ bản này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc nấu cơm bằng nước lạnh dù bằng nồi cơm điện hay nồi gang nồi inox hay bếp củi đều không tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên nấu cơm bằng nước sôi sẽ rút ngắn thời gian nấu sẽ khiến hạt gạo chín đều hơn, dẻo hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ thúc đẩy quá trình trương lên của hạt gạo khiến các chất dinh dưỡng tan ra trong nước.
Còn nấu bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ nhanh co lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ ra.