Sai lầm khi ăn tôm bạn nên biết để tránh gây ra những tác hại cho sức khỏe của gia đình.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những sai lầm khi ăn tôm qua bài viết sau nhé!
» Xem thêm: Món cháo tôm hạt sen giàu dinh dưỡng cho cả nhà
Nội dung chính
Sai lầm khi ăn tôm bạn cần tránh:
1. Ăn quá nhiều tôm:
Nhiều người cho rằng tôm là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ nên có thói quen ăn rất nhiều.
Tuy nhiên, hàm lượng chất đạm, photpho, canxi, khoáng chất trong thực phẩm này nếu được dung nạp quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá,…
Thế nên, chúng ta cần phải ăn tôm với một liều lượng nhất định là người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g và trẻ em dưới 4 tuổi là 20-50g thịt tôm mỗi ngày.
2. Ăn nhiều vỏ tôm:
Nhiều người cho rằng vỏ tôm sẽ rất giàu canxi và các dưỡng chất, thế nên không ít người cố gắng ăn cả phần này.
Trên thực tế, vỏ tôm chẳng những không có hàm lượng canxi, khoáng chất cao mà còn chứa một độc tố gây hại cho sức khoẻ.
Ngoài ra, phần vỏ cứng này sẽ khiến chúng ta dễ bị hóc khi nuốt vào và mảnh vỏ có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
Thế nên, khi ăn chúng ta tốt nhất nên lột bỏ đi phần vỏ tôm vì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Vỏ tôm cứng, ăn vào cũng không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài.
3. Ăn tôm chung với các loại hoa quả chứa vitamin C:
Ăn tôm với các loại hoa quả chứa vitamin C rất nguy hiểm và có thể gây ngộ độc chết người. Bởi vì độc tố bên trong tôm khi kết hợp cùng vitamin C sẽ tạo ra asen 3 (thạch tín) – một loại độc tố có hại cho cơ thể.
Để bảo đảm an toàn, bạn không nên nấu chung hay ăn kèm tôm với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Tốt nhất nên ăn các hoa quả chứa vitamin C ít nhất 4 tiếng sau khi ăn tôm.
4. Ăn tôm khi bị dị ứng:
Với một số người có dị ứng với các loại hải sản thì việc ăn tôm có thể sẽ khiến chứng dị ứng của bạn ngày càng nặng, gây ra ngứa, đau bụng cũng có khả năng gây ra nguy kịch đến tính mạng.
5. Ăn tôm khi bị ho:
Vị tanh và phần vỏ cứng của tôm gây ra ma sát với niêm mạc họng, điều này sẽ gây nên tình trạng ho kéo dài, tác động xấu đến hệ hô hấp, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Thế nên, khi bị ho, bạn hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng ho dai dẳng.
6. Ăn tôm khi bị đau mắt đỏ:
Độc tố từ vỏ tôm và vị tanh của tôm ảnh hưởng không tốt vào tình trạng viêm kết mạc khiến bệnh đau mắt không thể giảm được.
Thế nên, khi bạn bị đau mắt hay đau mắt đỏ nên dừng ăn hải sản ngay để điều trị hiệu quả.
7. Ăn tôm tái, sống:
Tôm hay các món ăn từ tôm nếu chưa được chế biến kỹ, vẫn còn sống sẽ có thể khiến chúng ta nhiễm giun, sán, kí sinh trùng từ tôm sang cơ thể.