Những loại rau không được nhúng lẩu bạn nên biết để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà vì không phải loại rau nào cũng có thể nhúng được lẩu để ăn ngon lành.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những loại rau không được nhúng lẩu qua bài viết sau nhé!
» Xem thêm: Những người không được ăn rau cần
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, rau là thực phẩm không thể thiếu trong nồi lẩu, nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi chần, ăn sống.
Theo PGS Thịnh, khi ăn lẩu, nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí…
Đối với rau dọc mùng, nhiều người thường nhầm cây ráy là dọc mùng. Đến khi ăn vào sẽ bị ngộ độc.
Nội dung chính
Những loại rau không được nhúng lẩu bạn nên biết:
Rau hoa chuông (giống cây rau đắng):
- Cây hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược.
- Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn.
- Cây hoa chuông có chứa chất Spocolamin có chứa chất độc gây ảo giác.
Nấm lạ:
- Người dân phải thật cẩn thận khi hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình.
- Thấy nấm lạ phải tuyệt đối tránh. Ăn nhầm dễ bị ngộ độc và có thể tử vong.
Lá khoai môn:
- Lá khoai môn có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá.
- Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…
Giá đỗ:
- Tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.
- Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.
Cà chua và khoai lang, khoai tây:
- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung với lẩu hải sản vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Theo PGS.Nguyễn Duy Thịnh, với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn.
Chẳng hạn: Lẩu riêu cua: có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau. Lẩu gà không thể thiếu ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống..,
Bên cạnh đó, khi chế biến lưu ý kết hợp thực phẩm với nhau. Lẩu hải sản không nên ăn kèm cà chua vì có thể gây độc. Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.