Món cháo cua nấu với rau gì để không bị tanh mà còn ngon bổ dưỡng giúp bé ăn ngon miệng và tốt cho sự phát triển của bé.
Thịt cua ngoài hương vị thơm ngon mà cua còn chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, nhất là với trẻ sơ sinh.
Nếu bạn vẫn chưa biết món cháo cua nấu với rau gì cho bé ăn dặm bổ dưỡng thì hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
» Xem thêm: Nấu cháo cho bé nên dùng loại rau củ nào?
Nội dung chính
Thịt cua tốt cho sức khỏe như thế nào?
Lượng đạm trong cua dồi dào lại còn an toàn giúp bé tăng cân nhanh, axit béo và omega 3 hỗ trợ sự phát triển não bộ của bé.
Trong thịt cua còn có các chất khoáng như kẽm, crom, selen giúp cân bằng cơ thể, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Vitamin A và vitamin C giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật và phát triển thị lực.
Món cháo cua nấu với rau gì vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe của bé?
Cháo cua có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau như cà rốt, khoai mỡ, bí đỏ,…
1. Cháo cua cà rốt:
Beta-carotene là một chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em, tin vui là trong cà rốt có một lượng beta-carotene khá dồi dào.
Khi ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt trẻ thêm khỏe và sáng tinh anh.
Chất xơ trong cà rốt còn giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
2. Cháo cua bí đỏ:
Ăn bí đỏ sẽ giúp não bé phát triển tốt, bé thông minh hơn.
Ngoài ra hàm lượng vitamin C có trong bí đỏ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé mạnh hơn để chống lại bệnh tật.
3. Cháo cua mồng tơi:
Rau mồng tơi có tính hàn giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể. Ăn rau mồng tơi sẽ giúp nhuận tràng và trị táo bón rất tốt vì chứa nhiều chất xơ.
Toàn bộ phần lá và thân cây mồng tơi đều chứa dồi dào vitamin A giúp mắt sáng và khỏe mạnh.
Lưu ý khi nấu cháo cua mồng tơi thì dùng cua đồng sẽ ngon hơn cua biển nhé.
4. Cháo cua khoai mỡ:
Trong khoai mỡ có nhiều chất xơ và carbohydrates, mangan, giàu chất xơ và ít chất béo rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Lưu ý khi cho trẻ ăn cháo cua:
Cua biển bổ dưỡng cho bé nhưng với bé mới bắt đầu ăn dặm dưới 1 tuổi thì bạn nên cho bé làm quen với thịt cua 2-3 ngày liên tục để xem các phản ứng tiêu cực có xảy ra hay không, nếu ổn thì mới cho ăn lâu dài hơn.
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, bé có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
- Trẻ 7 – 12 tháng: Mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt cua nấu với bột, cháo, mỗi ngày ăn 1 bữa, mỗi tuần 3-4 bữa.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: Mỗi bữa ăn 30- 40g thịt cua nấu với cháo, mì, bún, súp,… mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản.
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt cua, ăn 1-2 bữa hải sản/ngày.
Nên cho trẻ ăn thịt cua ít hơn so với định lượng thịt heo, cá vì cua có làm lượng đạm cao, ăn quá nhiều không tốt.
Khi chế biến, chỉ sử dụng phần thịt cua, không cho bé ăn gạch vì khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu.
Nếu sử dụng không hết thịt cua, nên bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để bé sử dụng cho lần sau nhưng tốt nhất vẫn là cua tươi mới.