Món cháo cá hồi nấu rau gì để không chỉ làm tăng vị ngon cho món cháo ăn dặm của bé mà còn giúp bé tiêu hóa tốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cá hồi giàu chất dinh dưỡng nhất trong các loài cá, việc kết hợp thịt cá hồi với các loại rau quả thích hợp như bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt, rau cải,…sẽ giúp cho sự phát triển của bé.
» Xem thêm: Món cháo cua nấu với rau gì cho bổ dưỡng
Nội dung chính
Cá hồi tốt cho sức khỏe như thế nào?
Nhu cầu của trẻ em về chất béo đặc biệt là DHA, EPA, omega 3, omega 6, omega 9 rất cao và trong cá hồi đều có những dưỡng chất này.
Bổ sung cá hồi vào thực đơn cho bé khoảng 2-3 lần/tuần là cách các mẹ giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực và thần kinh.
Món cháo cá hồi nấu rau gì tốt cho sức khỏe của bé?
Cháo cá hồi có thể nấu với một số loại rau củ như: bó xôi, bí đỏ, củ dền, đậu xanh,mồng tơi.
Bên cạnh những loại rau trên thì mẹ có thể kết hợp thêm dầu ăn cho bé để cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho con của mình.
1. Cháo cá hồi nấu cải bó xôi:
Cải bó xôi hay rau bina, rau chân vịt có hàm lượng khoáng chất và vitamin cao gấp nhiều lần những loại rau xanh khác.
Nấu cháo cá hồi với cải bó xôi vừa giúp bé ngon miệng, vừa giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển của bé nhờ hàm lượng vitamin A cao giúp mắt sáng tinh anh, canxi và magie giúp xương chắc khỏe, sắt và kali giúp não bộ phát triển toàn diện, hệ tuần hoàn máu hoạt động trơn tru hơn.
2. Cháo cá hồi nấu bí đỏ:
Axit glutamine có trong bí đỏ sẽ giúp phản ứng chuyển hóa các tế bào thần kinh và não giúp não bộ bé phát triển tốt hơn.
Ngoài ra hàm lượng vitamin C có trong bí đỏ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé mạnh hơn để chống lại bệnh tật.
Bên cạnh đó, nhờ lượng khoáng chất canxi, kali, natri,… dồi dào sẽ giúp xương của bé hình thành và phát triển chắc khỏe hơn.
Mặc dù bí đỏ có nhiều công dụng tốt nhưng các mẹ cũng đừng nên cho bé ăn quá nhiều mà chỉ 2-3 lần/tuần thôi.
Nếu ăn nhiều quá thì hàm lượng carotine lớn trong bí sẽ không được đào thải kịp có thể sẽ gây vàng da, vàng lòng bàn tay, bàn chân đấy.
3. Cháo cá hồi nấu củ dền:
Cháo cá hồi nấu với củ dền có màu sắc bắt mắt và hương vị ngọt đậm đà, kích thích vị giác của bé.
Trong củ dền có lượng chất sắt dồi dào nên bổ sung củ dền vào khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ phòng ngừa tình trạng thiếu máu bởi vì từ tháng thứ 6, trẻ sẽ mất đi lượng sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong củ dền sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn đấy.
4. Cháo cá hồi nấu đậu xanh:
Đậu xanh cũng rất giàu protein, chất xơ cần thiết thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, với hàm lượng vitamin A dồi dào sẽ giúp cho bé có đôi mắt sáng khỏe mạnh.
Tuy nhiên đối với các bé 6 tháng tuổi thì các mẹ khoan vội mà cho bé ăn đậu xanh nhé vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn yếu mà từ tháng thứ 8 mới nên cho bé ăn đậu xanh cà vỏ.
5. Cháo cá hồi nấu rau mồng tơi:
Ăn cháo cá hồi nấu rau mồng tơi vừa giúp bé mát người mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột nhờ lượng carotenoid, polysaccharide phi tinh bột và chất nhầy cao.
Ngoài ra, rau mồng tơi còn giúp ngăn ngừa loãng xương và thiếu máu cho trẻ nhờ lượng vitamin B, A, C, riboflavin, folate và sắt.
Lưu ý khi nấu cháo cá hồi cho bé:
Nên cho trẻ ăn hải sản nói chung và cá hồi nói riêng bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, nếu cả gia đình có tiền sử bị dị ứng hải sản thì có thể bắt đầu muộn hơn.
Ngoài ra theo thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hải – Nguyên giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, viện dinh dưỡng quốc gia thì khi chế biến nên chọn mua cá tươi bởi vì cá ươn có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng, nếu chế biến không kỹ có thể sẽ làm bé nhiễm trùng đường ruột, hơn nữa khi nấu cá cho bé thì cần phải lóc xương và nấu thật kỹ.