Lạp xưởng Vũng Thơm – Đặc sản nức tiếng của Sóc Trăng

Lạp xưởng Vũng Thơm có nguồn gốc từ người Hoa nhưng bao năm nay đã thành đặc sản quen thuộc của Sóc Trăng, nơi đây được coi là quê hương của món đặc sản này.

»  Xem thêm: Lạp xưởng tươi Long An món đặc sản ngon nức tiếng

Lạp xưởng Vũng Thơm - Đặc sản nức tiếng của Sóc Trăng
Lạp xưởng Vũng Thơm – Đặc sản nức tiếng của Sóc Trăng

Lạp xưởng Vũng Thơm Sóc Trăng:

Làng nghề truyền thống Vũng Thơm xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú là địa danh nổi tiếng về nghề làm lạp xưởng với các cơ sở như Tân Hưng, Tân Huê Viên.

Cách chế biến lạp xưởng Vũng Thơm:

Để lạp xưởng thơm ngon thì không hề đơn giản nhất là khâu chọn nguyên liệu và pha chế.

Nguyên liệu làm lạp xưởng không khó tìm chỉ gồm thịt nạc heo, mỡ heo, rượu Mai Quế Lộ, ruột heo và rượu trắng cùng với gia vị. Nhưng lạp xưởng cần mỡ sượng (mỏng, khô) mới ngon.

Thịt nạc phải là thịt đùi, ruột heo phải là loại tốt. Thịt heo xay nhuyễn và trộn với mỡ xay, ướp hương liệu chừng 20 phút rồi dồn vô ruột.

Cách tẩm ướp mỗi cơ sở sẽ có bí quyết riêng nhưng nhìn chung không thể thiếu rượu Mai Quế Lộ.

Cách chế biến lạp xưởng
Cách chế biến lạp xưởng

Món ăn từ lạp xưởng:

Đây là một món ăn rất quen thuộc với nhiều người, bởi lạp xưởng dễ bảo quản cũng như chế biến, chỉ cần chiên, hấp, luộc hay nướng là đã có thể thưởng thức món lạp xưởng thơm phức, thêm một ít đồ chua ăn cùng cơm trắng, đây sẽ là mâm cơm hấp dẫn không hề ngán trong những ngày tết.

Món ăn từ lạp xưởng
Món ăn từ lạp xưởng

Lạp xưởng sau khi được chế biến xong ngoài ăn ăn với cơm trắng, xôi, đây cũng là thành phần thiết yếu trong món kim tiền kê, cơm rang dương châu.

Còn gì bằng món lạp xưởng chiên thái lát mỏng, ăn với tôm khô và củ kiệu để đãi khách cũng như gia đình ngày Tết.

Lạp xưởng ăn cùng cơm trắng ngon tuyệt
Lạp xưởng ăn cùng cơm trắng ngon tuyệt

Bài viết liên quan