Chế biến nấm bạn cần lưu ý những đại kỵ để tránh mắc sai lầm khi chế biến khiến chúng trở thành chất độc hại đối với con người.
Các chuyên gia ẩm thực cho biết nấm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhan sắc, có chứa tới gần 60 nguyên tố khoáng, hàm lượng protein gấp 3-4 lần các loại rau khác.
Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách sẽ vô tình biến món ăn có lợi thành có hại cho sức khỏe.
Các loại nấm thường được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc là nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), nấm tai mèo (mộc nhĩ đen), nấm đùi gà, nấm linh chi,…
» Xem thêm: Món lẩu nấm chay ngon thanh đạm cho ngày Rằm
Nội dung chính
Chế biến nấm bạn cần lưu ý tránh mắc sai lầm:
Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến:
Thực tế cho thấy rằng, nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm.
Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ bị nhạt khi nấu.
Do đó, với nấm tươi bạn chỉ nên rửa qua nước sạch, cắt chân nấm và để ráo nước. Tốt nhất là các bà nội trợ nên chọn nấm ở những cơ sở chất lượng đảm bảo và dùng khăn ẩm lau sạch.
Nấu nấm bằng nồi nhôm:
Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen.
Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.
Cho quá nhiều dầu ăn:
Thực chất nấm rất dễ hút chất lỏng và nước, nếu bạn có cho nhiều dầu ăn vào để xào cũng không phát hiện ra điều đó.
Tuy nhiên, hậu quả của việc cho nhiều dầu ăn vào nấm là khiến chúng làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể, gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có thể khiến bạn mắc chứng trào ngược dạ dày.
Không nấu chín hoàn toàn:
Khi chế biến nấm, bạn cần đun sôi trong khoảng từ 5 – 10 phút để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể.
Nếu bạn nấu nấm không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết sẽ gây hại cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nấu nấm ở nhiệt độ thấp sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa.
Do đó, xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Ăn nấm tránh uống đồ lạnh:
Nấm có tính hàn, bổ âm, nếu bạn uống kèm trà đá, nước giải khát lạnh…, nhìn chung là các thức uống thanh nhiệt, giải khát sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng, khó chịu.
Bỏ nước ngâm nấm khô:
Khi chế biến nấm khô, người ta thường phải ngâm nấm để chúng nở ra và tất nhiên chúng ta nghĩ rằng nước ngâm nấm khá bẩn và sẽ đổ đi.
Tuy nhiên, đó là cách làm tai hại khiến bạn vứt bỏ khá nhiều chất dinh dưỡng của nấm mà chỉ còn ăn lại các “xác” của nó mà thôi.
Nước ngâm nấm chứa đầy dung dịch được tiết ra từ nấm, đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng đã theo nước ra khỏi nấm.
Do đó, không nên bỏ nước ngâm nấm khô đi mà nên lắng lại, chắt cặn đi và cho nước ngâm nấm vào nồi canh, hầm mùi vị sẽ ngon và thơm hơn.
Mẹo mua nấm ngon:
Đối với nấm tươi:
Màu sắc phải tươi, không bị dập nát, mùi thơm tự nhiên. Không mua nấm mà chóp có nếp nhăn hay thâm đen. Mua loại nấm có lớp tơ mỏng bọc trên chóp nấm.
Cuống nấm chắc chắn, màu sắc đồng đều. Nếu nấm đã nở thành lá thì các tia phải đều, đẹp, và khô ráo.
Đối với nấm khô:
Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng.
Bảo quản nấm tươi:
Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Để bảo quản nấm tươi lâu mà không bị mất chất bạn nên cắt rễ, nhúng nấm vào nước sôi trong 1-2 phút rồi rửa lại nước lạnh.