Chế biến khoai tây đúng cách để vừa để giữ lại các thành phần chất dinh dưỡng có trong khoai tây vừa giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
Vậy chế biến khoai tây đúng cách như thế nào, các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
» Xem thêm: Gia vị bảo quản như thế nào cho đúng cách
Nội dung chính
1. Gọt sạch vỏ khoai tây:
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ta có thể giảm chất acrilamit trong khoai tây bằng cách hãy gọt vỏ và ngâm kỹ khoai tây trong nước trước khi chế biến.
- Theo đó, khi gọt vỏ khoai tây giúp giảm 23% chất acrilamit có trong loại củ này.
2. Ngâm khoai kỹ trước khi chế biến:
- Ngâm khoai từ 30 – 120 phút giảm được từ 38 – 48% chất acrilamit.
3. Không sử dụng khoai tây mọc mầm:
- Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha.
- Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ.
- Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây.
- Nếu củ có vỏ màu xanh lá cây và mọc mầm khi mua, loại khoai tây này có thể đầu độc bạn.
- Nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại và rằng khoai tây được an toàn.
Lưu ý khi sử dụng khoai tây:
- Tuy gọt sạch vỏ và ngâm nước khoai tây có thể giảm được một khối lượng lớn chất acrilamit trong khoai tây nhưng bạn cũng không nên ăn khoai tây hằng ngày và ăn quá nhiều trong mỗi lần ăn
- . Nên cân đối các món ăn này trong các bữa ăn và không nên dùng nhiều hơn 2 bữa với khoai tây mỗi tuần.
- Đối với khoai tây mọc mầm thì ngoài cách gọt sạch mầm khoai tây thì chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng loại khoai tây mọc mầm để đảm bảo sức khỏe!