Cách chọn lòng lợn không nhiễm bệnh, không hóa chất mà cực thơm ngon bạn nên biết để có món ăn ngon, hợp vệ sinh và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những cách chọn lòng lợn không nhiễm bệnh qua bài viết sau nhé!
» Xem thêm: Bí quyết chọn tôm tươi ngon bạn nên biết
Nội dung chính
Cách chọn lòng lợn không nhiễm bệnh:
Cách chọn lòng vừa ngon nhìn cảm quan bằng mắt thường là: Ống ruột căng phẳng phiu và tròn, màu trắng hồng, nhẵn nhụi, không có mùi lạ.
Nếu sờ vào lòng không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính có nổi những nốt u cục như hạt gạo là không tốt vì dễ từ lợn bệnh.
Cách làm sạch lòng:
Để làm sạch lòng thì sau khi mua về có thể đem lộn trái rồi vuốt sạch chất nhớt bên trong.
Hoặc có thể bơm nước vào bên trong để đầy các chất nhầy ra rất nhanh.
Tuy nhiên, không cần thiết phải tuốt lộn ruột lòng ra hoặc bóp nhiều lần với muối.
Mà thay vào đó, chỉ cần xả qua dưới vòi nước vào đoạn lòng cho mất dịch trong, sau đó rửa lại hoặc tuốt qua là được.
PGS Nguyễn Duy Thịnh bày cách khử mùi hôi của lòng:
Dùng nước cốt chanh, giấm để xát khử mùi.
Sau đó rửa lại với nước muối để diệt khuẩn và làm sạch lại một lần nữa.
PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng cảnh báo:
Nội tạng động vật hay lòng lợn cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch.
Ngoài ra, lòng lợn là nơi có chứa rất nhiều ký sinh trùng vì vậy khi chế biến không sạch, luộc không chín kỹ tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng sang người.
Trong trường hợp lòng lợn có chứa vi khuẩn E.Coli lớn ăn vào có thể gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ cho người.
Do đó, khâu lựa chọn và chế biến vô cùng quan trọng.
Khi lòng được làm sạch, luộc chín vừa ngon miệng lại hạn chế tối đa rước bệnh vào cơ thể.
PGS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý khi ăn nội tạng động vật:
Chỉ mua nội tạng ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
Khi bảo quản, để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.
Người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70 g một lần).
Trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50 g mỗi lần).
Người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.