Lươn là một loài sống trong đồng ruộng, mương lạch ở các làng quê nên nó vốn là một món ăn dân dã của Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày nay, khi người ta biết đến công dụng tuyệt vời của con lươn thì lươn đã được nuôi nhiều hơn, không chỉ có lươn tự nhiên hay lươn đồng nữa. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chọn, chế biến lươn và công dụng của lươn để xem vì sao lươn lại được gọi là “sâm động vật” và là liều thuốc quý như vàng trong Đông y nhé.
-
Nội dung chính
Cách chọn lươn và làm lươn sạch nhớt, không bị tanh khi chế biến
Khi chọn lươn nên chọn những con lươn có độ lớn vừa phải, bụng vàng, lưng đen. Đây là cách phân biệt giữa lươn tự nhiên và lươn nuôi. Lươn nuôi thường lớn và và có màu đen sẫm. Thịt lươn nuôi sẽ nhão, nhạt chứ không chắc, ngọt và thơm như lươn đồng.
Để làm lươn sạch nhớt có rất nhiều cách, bạn có thể áp dụng 1 trong các cách sau đây:
Cách 1: Bóp muối.
Cho lươn quẫy trong túi nilon bỏ muối cho nhả hết nhớt rồi rửa lươn bằng nước chanh. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Cách 2: Dùng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo
Cho lươn vào nước cốt chanh hay nước vo gạo, tuốt cho tới khi nào lươn sạch nhớt thì đem rửa lại với nước sạch
Cách 3: Dùng nước nóng
Cho lươn vào nước nóng để lươn tự quẫy loại bỏ chất nhờn trên cơ thể. Sau đó rửa lại bằng nước sạch
Để lươn không bị tanh thì theo kinh nghiệm dân gian ta không nên dùng dao để mổ lươn mà nên dùng thanh cật tre có cạnh sắc để làm thịt lươn. Sau khi mổ và bỏ hết nội tạng thì rửa lại với nước muối ấm, không nên rửa nước lạnh vì lươn sẽ rất tanh. Tuy nhiên cách làm này sẽ không giữ được phần tiết vốn rất bổ dưỡng của con lươn. Chính vì vậy nhiều người sẽ chọn cách luộc chín lươn rồi gỡ lấy thịt. Như vậy sẽ giữ nguyên được dưỡng chất từ con lươn mà lại không bị tanh.
-
Các món ngon từ lươn không thể bỏ qua
Vì lươn là một món ăn rất bổ dưỡng nên từ xưa đến nay, người ta đã chế biến ra rất nhiều món ngon từ lươn, dưới đây là những món lươn phổ biến, được nhiều người yêu thích và ăn nhiều nhất:
Cháo lươn.
Cháo lươn là một món ăn vô cùng bổ dưỡng dành cho trẻ nhỏ hay người bệnh. Đối với trẻ nhỏ, cháo lươn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn có thể chống lại nhiều căn bệnh mà các bé hay mắc phải khi giao mùa. Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Không những có tác dụng bồi bổ sức khoẻ mà cháo lươn còn là 1 món ăn rất thơm ngon, hấp dẫn, có thể chiều lòng cả dân sành ăn thứ thiệt.
» Xem thêm: Cháo lươn ngon nổi tiếng ở Sài Gòn
Súp lươn
Cũng như cháo lươn, súp lươn là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên nấu món súp lươn sẽ cần nhiều loại gia vị hơn như: nấm hương, mộc nhĩ, hạt sen, trứng gà và nước dùng sẽ phải có nước hầm xương gà và thay vì nấu bằng gạo như cháo thì súp lươn sử dụng bột đao. Với món súp lươn cũng không thể thiếu nghệ tươi và điểm tô bởi chút hành, răm, tiêu ớt cho gia vị được hoàn chỉnh.
Miến lươn
Miến lươn là một món ăn phổ biến tại Việt Nam, được coi là đặc sản ẩm thực đặc trưng của địa phương như Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nội.
Miến lươn thường có 2 dạng: dạng miến lươn xào hoặc trộn và miến nước. Các nguyên liệu để làm món miến lươn xào gồm có: miến, lươn, cải xanh, giá đỗ, nghệ, gia vị, hành, răm, …Lươn đem ướp gia vị và nghệ tươi cho thấm rồi cho vào chảo mỡ xào săn; cải xanh và giá đỗ được xào riêng rồi sau đó cho lần lượt từng thứ vào xào chung với miến cho đến khi sợi miến mềm, tơi, không vón cục, không nát. Tất cả quyện đều vào nhau thấm tháp gia vị. Khi dọn ra đĩa thì rắc chút hành, răm thái thật nhỏ, có tiêu và ớt chưng ăn kèm.
Dạng miến nước dùng nước xương lươn làm nước dùng. Khi nấu nước thì cho chút muối, gừng đập dập, đun sôi nhỏ lửa, hớt bọt cho nước trong và ngọt. Khi ăn thì trụng miến qua nước sôi cho sợi miến mềm vừa tới rồi cho miến ra tô, rải thịt lươn đã xào săn, thấm đậm vị, hoặc lươn tẩm bột chiên giòn, thêm chút giá, hành, răm và hành khô phi thơm. Khi thưởng thức cho thêm chút tỏi, ớt ngâm dấm để tăng thêm hương vị của bát miến.
Lươn om chuối đậu
Lươn om chuối đậu cũng nấu như món ốc chuối đậu. Đây là món ăn đặc trưng và rất quen thuộc của người Bắc. Nó là sự kết hợp của rất nhiều gia vị và nguyên liệu tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng. Nguyên liệu để chế biến nên món lươn om chuối đậu bao gồm: Lươn cắt khúc, chuối xanh cắt khúc, đậu phụ chiên cắt miếng nhỏ, thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn, nghệ tươi giã lấy nước cốt, hành, tía tô, lá lốt thái nhỏ; gia vị gồm có: hạt nêm, tiêu, ớt, mắm tôm, giềng, mẻ,…Thứ gia vị nổi bật làm nên linh hồn của món ăn chính là mắm tôm và giềng, mẻ. Nó tạo nên vị chua thanh thanh, thoang thoảng chút vị mặn nồng của mắm tôm và mùi vị cay cay, thơm thơm của giềng. Các loại nguyên liệu hoà quyện với nhau tạo nên hương vị món ăn phải gọi là “suất xắc” với vị chan chát của chuối xanh, vị béo ngậy của thịt ba chỉ, đậu phụ mềm mượt và thịt lươn chắc, ngọt, đậm đà; nước om sánh vàng màu nghệ khiến bất cứ ai cũng đều khó có thể chối từ.
-
Những tác dụng tuyệt vời từ món lươn
Lươn là một món ăn dân dã nhưng tác dụng của nó đối với sức khoẻ của con người thì thật tuyệt vời, không những mang lại những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà lươn còn có công dụng như một vị thuốc, khi kết hợp với những nguyên liệu khác nhau sẽ tạo ra những bài thuốc khác nhau giúp phòng và điều trị bệnh rất hữu hiệu. Trong Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.
Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư… và đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (4 món ngon dưới nước). Trong khi người Nhật Bản nhận định thịt lươn chẳng khác gì “sâm động vật”, là thực phẩm giúp lưu thông huyết mạch, lợi gân cốt cựý trong Đông y.Chuyên gia nhận định, thịt lươn rất ngon và bổ, là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người bị thiếu máu, da xanh xao, gầy còm mệt mỏi, rc quất hợp cho trẻ em gầy yếu, phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược, khí huyết không điều hòa.
» Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của món Cháo Lươn
-
Những món kiêng kỵ khi ăn chung với lươn
– Lươn với thịt chó, nếu ăn chung, cả 2 thứ cùng nóng sẽ tác dụng rất mạnh, không tốt cho cơ thể. Vì vậy không nên ăn chung hai thứ.
– Lươn kị cải bó xôi. Thuộc tính của lươn là tính ôn, có thể bổ trung ích khí, trừ khí lạnh trong bụng; mà cải bó xôi tính ngọt lạnh không trơn, hạ khí nhuần táo. Tính vị hai thứ không như nhau, mà lươn có nhiều mỡ, cải bó xôi lạnh trơn, ăn chung dễ gây tiêu chảy.
– Lươn kị nho. Lươn chứa rất nhiều protein và calcium; trong nho chứa nhiều axit tannic, axit tannic có thể kết hợp với calcium trong lươn thành một chất khó tiêu hóa mới, làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của lươn.
– Lươn kị trái hồng. Lươn có giá trinh dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, nhưng lươn không thể ăn chung với hồng, không tốt cho sức khỏe.
-
Những người không nên ăn thịt lươn
– Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn
– Không nên ăn thịt lươn khi bị bệnh gút. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.
-
Những điều cần lưu ý khi chế biến món lươn
– Không nên ăn lươn đã bị ươn hoặc chết. Vì dù trong lươn có chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
– Không ăn lươn khi chưa chín. Khi chế biến lươn phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng “kháng nhiệt” chứa khá nhiều trong thịt lươn. Nếu chỉ xào qua, những ấu trùng này vẫn sống và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.