Món gỏi gà măng cụt chấm với nước mắm ớt tỏi chua ngọt hoặc muối tiêu chanh đều được. Măng cụt ngọt thanh mang mùi thơm đặc trưng, kèm chút hậu vị chát của măng cụt sống lại giòn giòn, nhai vui miệng.
Thịt gà ta hơi dai, không bị bở như gà công nghiệp, phần da, mề gà sần sật, ít mỡ còn gan gà bùi bùi, tất cả quyện vào nhau một cách tinh tế, tròn vị.
» Xem thêm: Gỏi măng cụt Bình Dương độc đáo và lạ miệng
Nội dung chính
Măng cụt Lái Thiêu:
Hè là thời điểm đơm hoa kết trái của quả măng cụt – loại trái cây khá được ưa chuộng ở miền đông Nam Bộ.
Các nhà vườn bắt đầu mở cửa đón khách tham quan tấp nập, nhất là vào dịp cuối tuần. Ngoài quả chín cây ăn ngọt thanh thì tại các quán ăn trong vườn trái cây ở Lái Thiêu (Bình Dương), nơi măng cụt được xem như biểu tượng, món ăn đặc biệt Gỏi gà măng cụt cũng bắt đầu được đưa vào thực đơn.
Món gỏi gà măng cụt xanh ngon nức tiếng Bình Dương:
Măng cụt già, vỏ xanh nhưng phần cơm đã có vị ngọt được chọn làm gỏi.
Cách sơ chế măng cụt:
Cách sơ chế quả măng cụt sống rất công phu bởi lớp vỏ khá cứng, khó lột hơn so với măng cụt chín, đồng thời chảy nhiều mủ vàng dễ bám vào quần áo nên phải làm thật cẩn thận.
Sau khi hái trái xuống, người ta phải ngâm trong nước muối loãng cho bớt mủ rồi dùng dao gọt từ từ để lấy thịt bên trong, cắt khoanh tròn ngâm giấm đường hoặc chanh để không bị thâm, lúc trộn gỏi thì mới đem ra dùng.
Cách thực hiện:
Thịt gà luộc chín rồi xé, trộn với một ít muối tiêu, nước mắm chua ngọt cho thấm vừa.
Phần lớn các quán ăn đều xé miếng to, bạn có thể dặn đầu bếp xé nhỏ ra cho dễ ăn.
Sau cùng cho măng cụt cắt lát vào, thêm rau răm, đậu phộng. Khi ăn, bạn chấm gỏi với nước mắm ớt tỏi chua ngọt hoặc muối tiêu chanh đều được.