Lạp xưởng Yên Bái được hun kỹ nên có màu sẫm hơn, khi ăn bạn sẽ thấy có mùi thơm đặc biệt của mía hun cùng củi. Do được hun lâu nên lạp xưởng săn lại, vì vậy trước khi ăn nên luộc qua rồi mới cho vào chiên vàng.
» Xem thêm: Cơm chiên lạp xưởng ngon miệng cho bữa sáng
Nội dung chính
Món lạp xưởng Yên Bái:
Đối với người dân vùng cao thì món lạp xưởng gác bếp dường như là món khá giản dị, mang hương vị đậm đà và lúc nào cũng có thể thưởng thức.
Mấy ngày đầu, phải nổi lửa hồng cho miếng lạp xưởng được hơi khói mới. Cứ thế, miếng lạp xưởng được treo quanh năm nơi góc bếp mà không lo bị hỏng.
Cách làm lạp xưởng Yên Bái:
Có thể nói, làm lạp xưởng (lạp sườn) là bí quyết của người có nghề, vẫn thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. nhưng cho cái nào trước, cái nào sau, thời gian tẩm ướp là bao nhiêu thì phải học.
Làm lạp xưởng (lạp sườn) phải cẩn thận chú ý đến thời gian tẩm ướp, chú ý đến khâu củi lửa, không được đun to, không được để tắt bếp trong giai đoạn thịt lên men… nếu không lạp xưởng (lạp sườn) dễ bị chua, nhanh bị ôi, thối sau này.
Nhiên liệu để sấy thịt và lạp xưởng (lạp sườn) cũng không đơn giản, phải là than hoa, bã mía, vỏ trấu, lá quế tươi, nếu là củi thì phải là thân cây quế, là thân tươi càng tốt.
Theo giải thích của người làm nghề lạp xưởng (lạp sườn) thì nhiều người tham sẽ sấy bằng than tổ ong, rất độc hại; củi thì có rất nhiều loại gỗ chứa các chất độc, khói độc áp vào thịt sẽ có hại, nhất là gây đau bụng. Vì thế nhất thiết phải than hoa, hoặc củi quế.
Nếu có dịp đến với vùng cao Yên Bái này thì các bạn nhớ đừng quên thưởng thức món lạp xưởng này để cảm nhận sự khác biệt so với lạp xưởng nơi khác nhé!