Đặc sản Sóc Trăng ngoài những loại bánh ngon có tiếng như bánh pía, bánh gừng… thì ở đây còn có các loại bún gỏi, thịt khô mang hương vị rất đặc biệt.
» Xem thêm: Đặc sản Vĩnh Long – Món ăn đậm chất miệt vườn
Nội dung chính
Bánh pía:
Bánh có mùi sầu riêng đặc trưng, từng lớp bánh mỏng bao bọc lấy phần nhân đậu xanh ngọt, dẻo.
Ngoài hương sầu riêng, bánh còn có nhiều hương vị như khoai môn, hạt sen… và nhiều loại nhân khác nhau.
Bánh cống:
Bánh được làm từ bột gạo, bột đậu nành, trứng, thịt lợn băm, tôm, hành tím và đậu xanh tạo nên vị bùi, mềm dễ ăn.
Bánh được chiên trong những chiếc khuôn hình trụ giống với những chiếc ống cống.
Bánh chín đầy ắp những chú tôm vàng rộm rất ngon mắt, thường được ăn kèm các loại rau sống và nước chấm chua ngọt.
Bánh ống:
Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản từ bột gạo, cơm dừa, đường, lá dứa nhưng được người dân Khơ-me sáng tạo tài tình, cho ra đời chiếc bánh ống xinh xắn, thơm lừng mùi dừa và lá dứa.
Bánh ngọt vừa phải, có độ dẻo mềm nên ăn nhiều cũng không thấy ngán.
Bánh in:
Bánh in là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Bánh in có màu trắng đục nhưng lại mang hương vị sầu riêng hay lá dứa đặc trưng.
Bánh mềm, mịn, nhân đậu xanh thoang thoảng có vị béo thơm của nước cốt dừa. Bánh in là món quà không thể thiếu dành cho du khách đi đến với Sóc Trăng.
Mè láo:
Mèo láo hay còn gọi là bánh rán nhưng khác ở chỗ bánh xốp, giòn tan, thơm lừng mùi vừng, bên ngoài được bao bởi lớp mạch nha ngọt sắc.
Đặc biệt, bánh được làm từ khoai môn nghiền nhuyễn, cán mỏng, sau đó phơi nắng khoảng 3 ngày rồi mới được lăn qua bột nếp, chiên trong chảo dầu sôi, tạo nên lớp ruột tơi xốp, giòn tan có hương vị ngon miệng.
Bánh gừng:
Bánh gừng được làm từ bột gạo nếp, trứng gà, bột năng và nước chanh tươi nhào đều, sau đó nặn thành hình giống như củ gừng, cho vào chiên vàng.
Đặc biệt hơn là bánh sau khi chiên sẽ được nhúng ngay vào chảo đường sền sệt làm thành lớp áo ngọt lịm. Bên trong bánh béo ngậy, thơm lừng.
Khô trâu Thạnh Trị:
Những miếng khô trâu thơm, ngọt thịt, bổ dưỡng không thua kém gì thịt bò. Để làm ra 1kg thịt trâu khô phải tốn 3kg thịt tươi nên giá của nó có phần hơi đắt, bù lại ăn rất đáng đồng tiền bát gạo.
Hủ tiếu cà ri:
Một điều khác biệt giúp hủ tiếu cà ri giữ được niềm tin của thực khách chính là hương vị ngon lạ không lẫn vào đâu được.
Thay vì nấu thịt gà hay thịt dê thì hủ tiếu cà ri lại dùng thịt heo, thịt vịt xiêm để chế biến.
Nước cà ri thơm ngon mà không hề có gây cảm giác ngán, mùi cà ri nhẹ nhàng phảng phất rất dễ chịu.