Bún vịt Hà Giang là một trong những món ăn kỳ công nhất. Món ăn này thường được phụ trách bởi những người lớn tuổi trong nhà, thường sẽ là mẹ hoặc dâu cả.
Những con vịt được người Tày nuôi từ sau Tết nguyên đán, họ nuôi vịt trên suối đến rằm tháng 7 thì vịt béo tốt, chéo cánh. Những con vịt chắc thịt, sẽ được chế biến làm thành món bún vịt béo ngậy.
» Xem thêm: Món bánh lơ khoái ở chợ phiên Sà Phìn Hà Giang
Nội dung chính
Món bún vịt Hà Giang:
Một trong những công đoạn làm món bún vịt khó nhất đó chính là làm bún. Lúc này thì mọi người trong nhà đều phải làm, nào là giã bột, nào là ép bún…
Nguyên liệu chuẩn bị:
Từ những hạt gạo tẻ đều, không quá dẻo sẽ được giã thành bột khô mịn, sau đó đem nhào nặn với nước vừa đủ, nặn thành từng viên bột to khoảng chiếc bát, cho vào nước sôi, luộc chừng 15 với một nửa bột sống và một nửa bột chín.
Những viên bột sẽ tiếp tục đem đi giã nhuyễn để bột sống cùng bột chín quyện đều vào nhau. Đây cũng chính là khâu mất nhiều công sức nhất, thường sẽ là người trẻ làm. Và có một điều khá hay là người Tày thường giao công đoạn này cho anh con rể, qua cách giã bột sẽ đánh giá được anh con rẻ cẩn thận hay không.
Công đoạn nặn bột:
Công đoạn tiếp theo người ta sẽ nặn bột thành từng viên và cho vào chiếc khuôn tự chế đơn giản. Từ đây những sợi bún mịn, tròn sẽ chảy qua khuôn, xuống nồi nước đang sôi luộc 5 phút để từng sợi bún chín.
Thưởng thức bún vịt của người Tày Hà Giang:
Bún vịt của người Tày có thể nói dễ gây ấn tượng với người thưởng thức và làm cho người ta luôn nhớ vị ngon khi nhắc đến ẩm thực Hà Giang.
Vị ngon bởi sự quyện hòa giữa vị béo ngậy của nước chan, vị bùi của những sợi bún dài, mịn, mềm.
Một tô bún vịt có thêm thịt vịt, có thêm các loại rau thơm như rau mùi, lá hẹ, ăn nóng rất tuyệt vời. Nếu có dịp lên cao nguyên đá Hà Giang bạn nhớ tìm thưởng thức món ăn độc đáo này của người Tày nhé!