Các loại hạt cho thai phụ bạn cần biết

Các loại hạt cho thai phụ bạn cần biết để giúp các mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh và dinh dưỡng cho thai nhi.

Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu các loại hạt cho thai phụ là những loại nào và ăn như thế nào thì tốt nhé!

»  Xem thêm: Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu

Các loại hạt cho thai phụ
Các loại hạt cho thai phụ

Giá trị dinh dưỡng của các loại hạt đối với thai phụ:

  • Trong số các món ăn vặt phổ biến, các loại hạt được xem là lựa chọn phù hợp với thai phụ nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, rất tiện để ăn vặt cũng như kết hợp với các món ăn khác.

Có hai nhóm hạt chính bao gồm: 

Nhóm 1: Các loại hạt giàu dinh dưỡng và tiện lợi cho mẹ bầu ăn vặt:

  • Hạt – thường là hạt trần (đậu phộng, hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt hồ trân, hạt thông, hạt óc chó…) giàu vitamin E, các vitamin nhóm B, và các khoáng chất như kẽm, mangan, selen, magie, kali, phospho và sắt… tất cả các chất này đều quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
  • Hạt giống – thường có vỏ kín (mè / vừng, hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa…) giàu axit béo thiết yếu, vitamin, chất đạm và khoáng.
Các loại hạt giàu dinh dưỡng
Các loại hạt giàu dinh dưỡng

Nhóm 2: Nhóm hạt giàu dinh dưỡng với các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu:

  • Hạt hạnh nhân và hạt hồ trân (còn được gọi là hạt dẻ cười) là hai loại hạt giàu protein;
  • Giàu chất xơ (đặc biệt là ở các loại hạt có lớp vỏ nâu) giúp giảm tình trạng táo bón rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là khi các mẹ uống bổ sung chất sắt;
  • Giàu folate rất cần thiết cho giai đoạn tiền thai kỳ và tam cá nguyệt đầu tiên để phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Folate đặc biệt chứa nhiều trong đậu phộng, hạt dẻ và hạt hướng dương;
  • Hoa hướng dương không chỉ đẹp rực rỡ và sung mãn,  hạt hoa hướng dương rất giàu folate tốt cho thai phụ trong những tháng đầu mang thai  và tiền thai kỳ.
  • Giàu chất sắt – đặc biệt trong hạt điều, hạt thông, mè và hạt bí. Hãy thưởng thức một nắm hỗn hợp hạt và trái cây khô cùng một ly nước cam để cung cấp nhanh năng lượng khi kiệt sức và tăng hấp thụ sắt theo nhu cầu tăng cao của bà mẹ mang thai.
  • Giàu chất béo tốt cho sức khoẻ, trong đó quả óc chó là nguồn axit béo omega-3 gốc thực vật tốt cho sự phát triển thần kinh, mắt và não bộ của thai nhi.
  • Cung cấp canxi cho thai phụ, chống thiếu hụt canxi và mất xương – đặc biệt là hạt hạnh nhân.
Nhóm hạt giàu dinh dưỡng và khoáng chất
Nhóm hạt giàu dinh dưỡng và khoáng chất

Bà bầu nên ăn các loại hạt như thế nào?

  • Hầu hết được đóng gói và bán ở dạng hạt khô sống hoặc đã làm chín (rang, sấy, nướng – có hoặc không tẩm ướp), các loại hạt có thể được thưởng thức bằng nhiều cách khác nhau.
  • Bạn có thể ăn một nhúm hạt rang giòn (hạnh nhân, hạt dẻ, hồ trân, hạt thông…) với trái cây khô và nước cam hoặc tí tách cắn một nhúm hạt dưa, hạt hướng dương hoặc hạt bí – đây là cách ăn vặt rất tiện lợi cho các mẹ bầu công sở hoặc trong những ngày Tết.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại hạt: Thêm vào ngũ cốc ăn sáng: bạn thêm một ít hạt hướng dương đã tách vỏ, đậu phộng, hạnh nhân hoặc hạt dẻ vào bát ngũ cốc ăn sáng và dùng kèm với sữa để có một bữa sáng đủ chất cho một ngày mới.

Thêm vào món xào:

  • Hãy thêm một nhúm hạt điều vào các món xào đơn giản để thêm vị thơm bùi và cảm giác giòn giòn ngon lành đồng thời tăng dưỡng chất cho món ăn.
Thêm vào món xào
Thêm vào món xào

Dùng kèm sữa chua hoặc kem tráng miệng:

  • Một ít hạt hạnh nhân hoặc đậu phộng rang thơm bùi sẽ làm món sữa chua hoặc kem của bạn hấp dẫn hơn rất nhiều.

Nướng cùng bánh mì và bánh ngọt:

  • Nếu bạn thích làm bánh, nhiều loại hạt giúp chiếc bánh của bạn thêm dậy mùi và tăng vị béo bùi, hoặc bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua được những chiếc bánh ngon lành được nướng cùng các loại hạt.

Trộn cùng salad:

  • Hãy rắc một nhúm đậu phộng, hạnh nhân hoặc hạt bí lên món salad ngon lành và trộn đều, vậy là bạn đã có một món salad vừa ngon vừa bổ.
Trộn cùng salad
Trộn cùng salad

Dự phòng dị ứng khi ăn các loại hạt trong thai kỳ:

  • Mặc dù rất bổ dưỡng, các loại hạt cũng ẩn chứa nguy cơ dị ứng nếu gia đình (cả bên nội và ngoại) có bệnh sử dị ứng hoặc mẫn cảm với một trong các loại hạt.
  • Các bà mẹ mang thai có tiền sử dị ứng đậu phộng, hen suyễn, chàm, sốt mùa hè, viêm mũi dị ứng hay bất kỳ phản ứng dị ứng nào nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng trong suốt thai kỳ và thời gian cho con bú mẹ.
  • Chống chỉ định này được đưa ra vì cơ địa dị ứng có thể truyền qua đứa trẻ qua nhau thai và sữa mẹ, do vậy nếu mẹ bị dị ứng trong giai đoạn mang thai và cho con bú, rất có thể em bé cũng sẽ hình thành cơ địa dị ứng về sau.

Bài viết liên quan