Ăn trứng vịt lộn thế nào để tốt cho sức khỏe

Ăn trứng vịt lộn thế nào để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Đây là món ăn bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết nên ăn vào thời điểm nào là tốt nhất trong ngày và ăn bao nhiêu quả mỗi tuần là đủ.

Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu cách ăn trứng vịt lộn thế nào để tốt cho sức khỏe qua bài viết sau nhé!

»  Xem thêm: Sai lầm khi ăn trứng gà bạn cần loại bỏ

Ăn trứng vịt lộn thế nào để tốt cho sức khỏe
Ăn trứng vịt lộn thế nào để tốt cho sức khỏe

Ăn trứng vịt lộn thế nào để tốt cho sức khỏe:

Ăn vào thời điểm nào cũng tốt như nhau:

Trứng vịt lộn được biết đến là món ăn rất bổ dưỡng. Trong 100g trứng vịt lộn (phần ăn được) có chứa 182kcal; 13.6g protein; 12.4g lipit; 4g glucid; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Lượng Betacaroten là 435µg; vitamin A 875µg, sắt 3mg, vitamin C 3mg và một ít vitamin B1, B2, PP.

Không ít người cho rằng, cũng giống như các thực phẩm khác, ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày cũng đều tốt cả. Bác sĩ cũng cho biết: “Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ ăn nhiều là có tác dụng bổ dưỡng. Để cơ thể có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng vịt lộn tốt nhất, có thể ăn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác thì sẽ tốt hơn. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì sau khi ăn chúng ta thường ít hoạt động, dễ gây đầy bụng, khó tiêu làm cho việc đi vào giấc ngủ sẽ trở nên khó khăn hơn”.

Theo nhiều nghiên cứu, lượng calo cần nạp trong bữa sáng là khoảng 20 – 30% tổng lượng calo cần nạp trong ngày. Bởi vậy, trứng vịt lộn là loại thức ăn rất thích hợp cho bữa sáng để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo trong suốt cả ngày.

Vì bổ dưỡng nên ăn càng nhiều càng tốt:

Tại bất kỳ hàng quán nào bán trứng vịt lộn, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp các vị khách một mình gọi liền một bát 2 quả cho bữa sáng hay bữa nhẹ chống đói giữa buổi.

Tuy nhiên, cũng theo lời khuyên của bác sĩ, trứng vịt lộn quả thực có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không hề có lợi cho sức khỏe vì hàm lượng đạm và chất béo tương đối cao so với mức cần thiết.

Vì vậy, đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ nên ăn một quả/ngày vào bữa ăn sáng và không nên ăn quá 2 quả/tuần.

Trứng vịt lộn nên ăn bao nhiêu
Trứng vịt lộn nên ăn bao nhiêu

Tốt cho tất cả mọi người:

Trứng vịt lộn thường được coi là một trong những món ăn bồi bổ sức khỏe. Tuy vậy, món ăn này không thực sự tốt cho tất cả mọi người. Chất béo của trứng có tỷ lệ cholesterol cao nên không tốt đối với những người bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp, tim mạch , người thừa cân và béo phì… Theo lời khuyên của bác sĩ, những người mắc các bệnh nêu trên nên hạn chế hoặc tuyệt đối tránh món ăn này.

Đối với các bà bầu, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng trứng vịt lộn cũng chỉ nên 2 quả/tuần và ăn vào bữa sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, trứng lộn khi ăn thường được bày kèm rau răm, bà bầu nên tránh loại rau này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bác sĩ cho biết thêm: “Trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng nên hạn chế món ăn này để tránh bị khó tiêu, đầy bụng dẫn đến dễ bỏ bữa chính. Nên cho bé sử dụng trứng tươi thay vì trứng lộn để có thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Tốt nhất, chỉ nên sử dụng món ăn này cho trẻ từ 5 tuổi trở lên và cũng chỉ nên cho bé ăn ½ quả/lần và ăn nhiều nhất 2 lần/tuần”.

Đồ ăn kèm không mấy quan trọng:

Từ xa xưa, món trứng vịt lộn chỉ được coi là tròn vị khi được ăn kèm với đầy đủ rau răm và gừng tươi thái nhỏ. Nhiều người cho rằng đó chỉ là cách ăn theo thói quen cho hợp vị, đỡ ngán. Nhưng thực chất, cả hai loại gia vị này đều có tác dụng riêng khi kết hợp cùng trứng vịt lộn.

Rau răm có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, lạnh bụng. Còn công dụng của gừng tươi là kích thích tiêu hóa, giải độc trong thức ăn. Việc kết hợp trứng lộn với các loại rau và gia vị này không những tạo vị thơm ngon khi ăn mà còn giúp khắc phục nhược điểm (tính hàn và khó tiêu) của trứng vịt lộn.

Khi sử dụng trứng vịt lộn trong bữa ăn, chúng ta nên lưu ý giảm bớt các món ăn giàu đạm như thịt, trứng, tôm, cua, nội tạng như tim, gan, cật…, các món xào rán nhiều dầu mỡ để tránh gây quá tải chất đạm, chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… không có lợi cho sức khỏe.

Khi ăn trứng vịt lộn nên ăn kèm rau răm
Khi ăn trứng vịt lộn nên ăn kèm rau răm

Bài viết liên quan